image description
99,000 đ
  • Tình trạng: Còn hàng

Đi Tìm Triết Lý Giáo Dục Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Quốc Vương Thêm đánh giá

Thông tin chi tiết

  • Loại bìa:Bìa mềm
  • Số trang:284 trang
  • Kích thước:13.5x20.5
  • Ngày xuất bản:
  • Nhà xuất bản:Nhà xuất bản Tri Thức
  • Công ty phát hành:Công ty Cổ phần Sách và Công nghệ Giáo dục Việt Nam
  • Mã:9786049808012

GIỚI THIỆU SÁCH

Đi Tìm Triết Lý Giáo Dục Việt Nam có thể coi là sự tiếp nối của Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản (NXB Phụ nữ, 2016).

 

Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam là tập hợp những bài viết của tôi về giáo dục Việt Nam và những vấn đề liên quan đến giáo dục trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2014 đến nay. Phần lớn trong khoảng thời gian đó tôi học ở Nhật Bản. Khoảng cách về địa lý khiến tôi gặp khó khăn trong việc tiếp cận, quan sát trực tiếp hiện trường giáo dục Việt Nam, nhưng nó cũng đem lại cho tôi một lợi thế: tôi có thể quan sát và suy ngẫm về giáo dục nước nhà từ bên ngoài, bằng con mắt của " người ngoài cuộc" và tư duy so sánh.

 

Những bài viết về giáo dục Việt Nam trong cuốn sách này là kết quả của cái nhìn và suy ngẫm ấy. Cho dù chúng được viết ra ở nhiều thời điểm khác nhau, có những bài được viết theo dòng thời sự, nhưng xét cho cùng, ở tất cả những bài viết ấy, khi phân tích và lý giải nguyên nhân của khùng hoảng giáo dục  và gợi ý cách thức cải cách của tôi đều hồi quy chúng về môt điểm là "triết lý giáo dục". Nói cách khác "triết lý giái dục" đã trở thành "cơ cấu" quan trọng số một và chủ yếu để tôi  sử dụng khi phân tích và lý giải các vấn đề của giáo dục Việt Nam.

 

Trong quá trình tìm hiểu về giáo dục của Nhật Bản, sự hiện diện của "thuật ngữ triết lý giáo dục" trong các văn bản pháp luật liên quan đến giáo dục như "luật giáo dục cơ bản (công bố năm 1947, sửa đổi năm 2006) và sự phổ biến của nó trong xã hội Nhật Bản đã giúp tôi củng cố niềm tin khi sử dụng "cơ cấu" ấy. Tất nhiên, do cuốn sách là sự tập hợp của các bài viết được công bố trong nhiều thời điểm khác nhau với nội dung trải rộng, cho nên nó sẽ không tránh khỏi sự lỏng lẻo về cấu trúc và khi đọc nó, bạn đọc sẽ có cảm giác không liền mạch hoặc tản mạn. Sự phân chia nội dung cuốn sách thành ba phần vì thế cũng chỉ mang tính chất tương đối.

 

Những bạn đọc tâm huyết với giáo dục chắc chắn sẽ đòi hỏi tác giả có sự khảo cứu sâu hơn, hệ thống hơn về "triết lý giáo dục" của Việt Nam trong tương quan so sánh với các nước trong khu vực và thế giới. Đấy là một đòi hỏi hợp lí. Hi vọng trong tương lai, tôi sẽ có dịp trình bày về nội dung này trong một cuốn sách mới với tư cách là một công trình nghiên cứu hệ thống hơn. Cho dù chưa thể thỏa mãn với những gì được trình bày trong cuốn sách này, tôi vẫn tha thiết hi vọng Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam sẽ đem lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích hoặc gợi ra ở các bạn những suy ngẫm về giáo dục nước nhà.